Trang chủ » Thông tin » Tin tức » Giải thích việc quy đổi điểm SAT trong tuyển sinh năm 2024 – ĐH Kinh tế quốc dân

Giải thích việc quy đổi điểm SAT trong tuyển sinh năm 2024 – ĐH Kinh tế quốc dân

Theo khẳng định của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, việc đổi điểm SAT trên thang điểm 30 và gộp chung vào nhóm xét tuyển cùng điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy mà không ảnh hưởng tới kết quả tuyển sinh.

Đại học Kinh tế quốc dân giải thích việc quy đổi điểm SAT

Cuối tháng 12/2023 trường ĐH Kinh tế quốc dân đã công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Trong đó, có một số điểm mới.

Năm nay, trường Đại học Kinh tế quốc dân tuyển sinh 6.200 chỉ tiêu. với 3 phương thức: 2% xét tuyển thẳng và 80% xét tuyển kết hợp theo đề án riêng.

Trong 80% chỉ tiêu xét tuyển kết hợp  50% chỉ tiêu, trường  dành 50% chỉ tiêu cho thí sinh sử dụng kết quả các bài thi chuẩn hóa gồm: chứng chỉ quốc tể SAT/ACT, điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA), điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Tp HCM (APT), điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Bách khoa (TSA), chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp HSA/APT/TSA. Điểm các chứng chỉ được quy đổi sang thang điểm 30 khi xét tuyển.

Dưới đây là bảng điều kiện của từng loại chứng chỉ:

Bài thi chuẩn hóa/ loại chứng chỉ Điều kiện (>=)
SAT 1200
ACT 26
HSA 85
APT 700
TSA 60
IELTS 5.5
TOEFL iBT 46
TOEIC Nghe-Đọc: 785; Nói: 160, Viết: 150

Nếu như năm trước, Trường Đại học Kinh tế quốc dân chia chỉ tiêu cho từng đối tượng xét tuyển, cụ thể: 3% chỉ tiêu cho nhóm đối tượng xét tuyển bằng chứng chỉ SAT/ACT, nhóm đối tượng xét bằng điểm HSA/APT/TSA có 20% chỉ tiêu và 20% dành cho nhóm đối tượng kết với nhóm đối tượng xét tuyển kết hợp điểm HSA/APT/TSA với điểm ngoại ngữ quốc tế.

Đáng chú ý là năm nay trường không chia chỉ tiêu theo từng loại chứng chỉ mà trường sẽ xét chung từ cao xuống thấp. 

Nhiều học sinh và phụ huynh băn khoăn cho rằng: Việc quy đổi và gộp chung các loại chứng chỉ vào một nhóm xét tuyển năm 2024 của Trường ĐH Kinh tế quốc dân mang lại lợi thế cho các sinh viên có chứng chỉ SAT nhưng lại thiệt thòi với các thí sinh chỉ ôn thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy.

Ví dụ cụ thể, theo công thức quy đổi điểm hiện tại, tuy cùng một mức điểm sàn đầu vào, thí sinh có điểm SAT là 1200 được quy đổi thành 22/30 điểm, thí sinh có điểm HSA 85 quy đổi thành 17/30.

Thí sinh có điểm APT là 700 quy đổi ra thành 17,5/30; thí sinh với điểm TSA 60 thì được quy đổi là 18/30.

Dưới đây là bảng quy đổi điểm các chứng chỉ trên thang điểm 30. Ví dụ với dể đạt số điểm quy đổi là 22,5. 

Tên chứng chỉ Điểm tối thiểu Công thức quy đổi Điểm quy đổi Mức điểm HSA/APT/TSA cần đạt để ngang bằng với điểm SAT 1200
SAT 1200 SAT x 30/1600 22,5
HSA 85 HSA x 30/150 17 112,5
APT 700 APT x 30/1200 17,5 900
TSA  60 TSA x 30/100 18 75    

 Về việc quy đổi điểm, chị Trần Thu Thanh (Đống Đa, Hà Nội) nhận định rằng: “Ngay cả khi thí sinh xét tuyển bằng điểm HSA/APT/TSA kết hợp chứng chỉ tiếng Anh IELTS, cơ hội cạnh tranh với nhóm xét tuyển bằng chứng chỉ SAT cũng không cao

Ví dụ con tôi có chứng chỉ IELTS 7.5, được quy đổi sang 10 điểm. Nếu kỳ thi HSA tới cháu được 110 điểm – mức điểm rất ít thí sinh đạt được, cháu sẽ có số điểm quy đổi như sau:10 + (110×30/150)x2/3″ = 24.66. Mức điểm này chỉ tương đương với điểm SAT 1.320 khi quy đổi”   

Về điều này PGS. TS Bùi Đức Triệu – Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường đại học Kinh tế quốc dân lí giải: “Việc quy đổi các chứng chỉ về thang điểm 30 được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Việc gộp cung các chứng chỉ vào một nhóm xét tuyển thực chất thuận lợi cho thí sinh vì thí sinh có quyền lựa chọn điều kiện phù hợp nhất với mình.

Số hồ sơ dự tuyển bằng chứng chỉ SAT hằng năm mà nhà trường nhận được không nhiều, chỉ 100 – 200 hồ sơ và chỉ khoảnh 20 – 30 thí sinh trúng tuyển nhập học. Do đó trên thực tế, việc gộp chung này ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả tuyển sinh”