Hỏi đáp

JD Là Gì? Vai Trò Của JD Đối Với Ứng Viên Và Doanh Nghiệp


Notice: Undefined offset: 3 in /home/lifebetw/thongtintuyensinh247.edu.vn/wp-content/plugins/vncrawl/run.php on line 111

Notice: Undefined offset: 3 in /home/lifebetw/thongtintuyensinh247.edu.vn/wp-content/plugins/vncrawl/run.php on line 111

JD là gì? Làm thế nào để soạn được JD đúng chuẩn? Cách viết JD hấp dẫn?

JD là khái niệm quen thuộc đối với những người tìm việc trên internet hoặc là nhân viên tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn đã biết cách soạn thảo JD hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hay chưa? Nếu chưa, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau.

1. JD là gì?

JD (viết tắt của cụm từ Job Description) là bản mô tả tóm tắt công việc bao gồm nhiệm vụ, chức năng, công việc, quyền hạn,… do nhà tuyển dụng đề ra cho ứng viên xin việc. 

JD thường được viết với cấu trúc và từ ngữ đơn giản, vắn tắt nhưng chứa đựng đầy đủ nội dung, yêu cầu, giúp ứng viên có thể hiểu được vai trò và công việc mà họ phải đảm nhận.

2. Vai trò và ý nghĩa của một JD hoàn chỉnh

2.1. Đối với doanh nghiệp

  • Nhờ vào JD, nhà quản trị sẽ biết cách sắp xếp công việc sao cho hợp lý và xem xét các nhiệm vụ đề ra đã được giải quyết tốt chưa? Từ đó, nhà quản trị có thể đánh giá được những vấn đề xảy ra trong sơ đồ nhân sự.
  • Thông qua JD, nhà quản trị sẽ biết cách tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Ngoài ra, JD còn là cơ sở để đánh giá mức lương, phúc lợi nhân viên. Từ đó, nhà quản trị có thể xây dựng được chính sách lương, thưởng qua các năm.
  • Nhà quản trị có thể đánh giá được mức độ hiệu quả công việc của từng bộ phận, cá nhân, đội nhóm,… thông qua JD.

2.2. Đối với ứng viên tìm việc

JD được xem là căn cứ giúp ứng viên biết được công việc của vị trí ứng tuyển. Nhờ vào JD, ứng viên sẽ biết được vị trí, quyền lợi, nhiệm vụ được giao và họ có thể xem xét năng lực bản thân hiện tại có phù hợp với tiêu chí đề ra của công việc đó hay không?

3. JD và JP khác nhau như thế nào?

Thông thường, mọi người hay nhầm lẫn giữa JD và JP (Job Profile). JP là hồ sơ công việc với chức năng hỗ trợ cho JD.

  • JD trả lời vấn đề: “Phải làm gì?”, JP trả lời vấn đề: “Chủ yếu làm gì?; “Phải làm tốt như thế nào?”
  • JD sẽ mô tả rằng với vị trí đó thì ứng viên cần phải làm gì, đúng với chức năng “mô tả công việc”. JP lại giúp ứng viên hiểu thêm về những việc cần làm và các tiêu chí đánh giá đối với công việc đó.
  • JD liệt kê chi tiết về công việc đảm nhận trong doanh nghiệp, còn JP lại liệt kê theo nhóm hoặc lĩnh vực công việc chủ yếu của vị trí đó.
  • Nói cách khác, JP là phiên bản chi tiết hơn của JD, nhờ JP ứng viên sẽ hiểu rõ ràng hơn về công việc cần làm và tiêu chí đánh giá công việc.

4. Những nội dung cơ bản có trong JD

  • Tên vị trí công việc: ở mục này, JD cần thể hiện rõ chức danh công việc và vị trí công việc thuộc bộ phận quản lý nào?
  • Mô tả công việc: Đây là mục vô cùng quan trọng, cần chú tâm về nội dung. Nhờ vào mục này, ứng viên sẽ biết được bao quát toàn bộ quá trình làm việc của họ bao gồm nghiệp vụ, thời gian hoàn thành công việc và tuân thủ các quy định đề ra.
  • Trách nhiệm đối với công việc: Ở mục này, JD cần được trình bày rõ ràng về nhiệm vụ cốt lõi của vị trí công việc đề ra, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc sau này.
  • Yêu cầu kinh nghiệm cần có: là điều kiện về kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển cần có, tùy vào mỗi công việc sẽ có yêu cầu kinh nghiệm khác nhau.
  • Trình độ học vấn: Mỗi vị trí công việc sẽ có yêu cầu về trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ,…khác nhau mà các ứng viên cần phải đáp ứng.
  • Quyền hạn: Ở mục này sẽ cho biết vị trí công việc ứng tuyển sẽ có quyền hạn và thuộc phạm vi quản lý của bộ phận nào, nhằm phân luồng cơ cấu tổ chức.
  • Thu nhập, đãi ngộ: Tùy vào mỗi vị trí JD sẽ đưa ra một mức lương khác nhau mà ứng viên sẽ nhận khi đảm nhận công việc. Ngoài ra, các chính sách đãi ngộ như thưởng, tăng lương,…cũng sẽ được nhắc đến trong mục này.

5. Một vài hạn chế của JD

  • JD sẽ không đủ linh hoạt đối với các công ty, tổ chức thay đổi nhanh chóng về tính chất công việc như IT, Startup,…
  • JD sẽ không phù hợp đối với tuyển dụng các nhà quản lý cấp cao vì công việc của họ không cố định hoàn toàn và họ triển khai công việc dựa trên tình thế.

6. Làm thế nào để tạo được một JD thu hút?

6.1. Trình bày cụ thể, rõ ràng

  • JD là bản mô tả công việc nên không thể viết một cách chung chung, vì ứng viên sẽ hiểu không rõ ràng, không đầy đủ và nhà tuyển dụng phải giải thích lại cho họ khi phỏng vấn. Điều này sẽ gây ra lãng phí thời gian không cần thiết.
  • Hãy trực tiếp đi thẳng vào mô tả các nội dung cần thiết, tránh lạm dụng các từ ngữ hoa mỹ nhưng sáo rỗng như “khả năng lãnh đạo”, “tinh thần hợp tác”.

6.2. Nêu cụ thể thông tin về vị trí cần tuyển dụng

Ứng viên muốn biết rõ họ sẽ đảm nhận vị trí nào trong doanh nghiệp và vai trò của họ là gì? Điều này sẽ giúp họ hình dung rõ ràng hơn về công việc và định hình được cách thức hoàn thành công việc sau này. 

Ngoài ra, ứng viên sẽ bị hấp dẫn bởi cơ hội thăng tiến trong tương lai, đây là bí quyết biến JD của bạn trở nên thu hút hơn.

6.3. Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp và môi trường làm việc

Khi soạn JD, bạn nên giới thiệu sơ lược về văn hóa công ty nhằm quảng bá hình ảnh công ty đến ứng viên. Một môi trường làm việc năng động, vui vẻ, thoải mái luôn là mấu chốt thu hút ứng viên dễ dàng.

7. Một số mẫu JD tham khảo phổ biến hiện nay

7.1. JD cho công việc Kế toán tổng hợp

7.2. JD cho công việc nhân viên bán hàng

7.3. JD cho công việc trưởng nhóm Kinh doanh

7.4. JD cho công việc nhân viên kinh doanh

Như vậy, ở trên là những thông tin liên quan đến JD. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn hiểu được JD là gì, vai trò của JD và cách soạn thảo một JD hoàn chỉnh.

Chuyên mục: Hỏi đáp

Đăng bởi: Thông tin tuyển sinh 247

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button