Trang chủ » Thông tin » Chương trình đào tạo » Đại học » Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh

Ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh

Ngành đào tạo:          KỸ THUẬT NHIỆT – LẠNH(Heat Engineering and Refrigeration)

Trình độ đào tạo:       ĐẠI HỌC

Thời gian đào tạo:

      5 năm

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật Nhiệt – Lạnh trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, có kiến thức và kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành Nhiệt – Lạnh và luôn được cập nhật về các lĩnh vực liên quan, có khả năng ứng dụng kiến thức được đào tạo vào các hoạt động sản xuất và đời sống, có khả năng được đào tạo thêm để công tác tại các trường đại học và các viện nghiên cứu chuyên ngành Nhiệt – Lạnh.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

1

Triết học Mác-Lênin

9

Đại số

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

10

Giải tích 1

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

11

Giải tích 2

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

12

Vật lý 1

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Vật lý 2

6

Ngoại ngữ cơ bản

14

Hoá học đại cương

7

Giáo dục thể chất

15

Tin học đại cương

8

Giáo dục quốc phòng

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

16

Kỹ thuật điện

25

Đo lường nhiệt

17

Kỹ thuật điện tử

26

Kỹ thuật cháy

18

Cơ học lý thuyết

27

Thiết bị trao đổi nhiệt

19

Cơ học chất lưu

28

Cơ sở lý thuyết điều chỉnh tự động quá trình nhiệt

20

Sức bền vật liệu

29

Dung sai lắp ghép

21

Nguyên lý máy

30

Đồ án chi tiết máy

22

Chi tiết máy

31

Thiết bị điện

23

Nhiệt động kỹ thuật

32

Vật liệu nhiệt-lạnh

24

Truyền nhiệt

33

Kỹ thuật môi trường và an toàn

Kiến thức ngành

 

 

34

Lò hơi và mạng nhiệt

38

Bơm quạt máy nén

35

Kỹ thuật sấy

39

Tự động hóa quá trình  nhiệt – lạnh

36

Kỹ thuật lạnh

40

Kinh tế năng lượng

37

Điều hòa không khí

41

Anh văn chuyên ngành

Thực tập và đồ án tốt nghiệp

 

 

42

Thực tập

43

Đồ án tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức CS ngành và Kiến thức ngành)

Kỹ thuật điện

Những khái niệm cơ bản về mạch điện. Dòng điện sin. Các phương pháp phân tích mạch điện. Mạch ba pha. Quá trình quá độ trong mạch điện. Khái niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Động cơ không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều.   Điều khiển máy điện.

Kỹ thuật điện tử

Cấu kiện điện tử: Điốt bán dẫn, BJT, JFET và MOSFET, dụng cụ chỉnh lưu có điều khiển- SCR, IC thuật toán. Kỹ thuật tương tự: Khuếch đại, tạo dao động điều hoà, nguồn 1 chiều. Kỹ thuật xung số: Tạo tín hiệu vuông góc, tạo tín hiệu tam giác, cơ sở đại số logic và phần tử logic cơ bản, các phần tử logic tổ hợp thông dụng, biểu diễn hàm logic và tối thiểu hoá.

Cơ học lý thuyết

Các khái niệm cơ bản và các định luật về tĩnh học vật rắn; Hệ lực phẳng; Hệ lực không gian; Động học chất điểm; Chuyển động cơ bản của vật rắn; Tổng hợp chuyển động điểm; Tổng hợp chuyển động vật; Các khái niệm và các định luật của động lực học; Các định lý tổng quất của động lực học; Nguyên lý Đalambe; Phương trình chuyển động của máy.

Cơ học chất lưu

Mở đầu; Tĩnh học chất lỏng; Động học chất lỏng; Động lực chất lỏng; Chuyển động một chiều của chất lỏng; Chuyển động một chiều của chất khí; Tính toán thủy lực đường ống; Tính lực cản, lực nâng, lớp biên; Cơ sở lý thuyết thứ nguyên, tương tự, mô hình hóa.

Sức bền vật liệu

Các khái niệm cơ bản; Lý thuyết về nội lực; Kéo nén đúng tâm; Trạng thái ứng suất; Lý thuyết bền; Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang; Xoắn thanh thẳng mặt cắt ngang tròn; Uốn ngang phẳng những thanh thẳng; Thanh chịu lực phức tạp; Ứng suất thay đổi; Ổn định của thanh thẳng chịu nén đúng tâm; Tính chuyển vị của hệ thanh; Tính hệ siêu tĩnh bằng phương pháp lực; Tải trọng động; Ống dầy, vỏ mỏng.

Nguyên lý máy

Giới thiệu về môn học nguyên lý máy; Cấu trúc cơ cấu; Phân tích động học cơ cấu phẳng toàn khớp thấp; Phân tích lực cơ cấu phẳng; Cân bằng máy; Chuyển động thực và điều chỉnh tự động chuyển động của máy; Cơ cấu cam; Cơ cấu bánh răng phẳng; Cơ cấu bánh răng không gian; Hệ bánh răng.

Chi tiết máy 

Những vấn đề cơ bản về thiết kế chi tiết máy; Chi tiết máy ghép; Truyền động đại; Truyền động bánh răng; Truyền động trục vít; Truyền động xích; Trục; Ổ trượt; Ổ lăn; Khớp nối.

Nhiệt động kỹ thuật   

Những khái niệm cơ bản; Nhiệt lượng và công; Định luật nhiệt động thứ nhất và các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng; Định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước; Không khí ẩm; Quá trình lưu động, tiết lưu của khí và hơi; Máy nén khí; Các chu trình chất khí; Chu trình thiết bị động lực hơi nước Rankine; Chu trình máy lạnh và bơm nhiệt; Phương trình vi phân nhiệt động; Nhiệt động hóa học.

Truyền nhiệt  

Nhập môn; Các khái niệm và phương trình cơ bản về dẫn nhiệt; Dẫn nhiệt ổn định; Dẫn nhiệt không ổn định; Một số vấn đề cơ bản về trao đổi nhiệt đối lưu; Các quá trình trao đổi nhiệt đối lưu; Tỏa nhiệt đối lưu khi có biến đổi pha; Lý thuyết cơ sở về bức xạ nhiệt; Trao đổi nhiệt bằng bức xạ; Trao đổi nhiệt, trao đổi chất hỗn hợp; Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt.

Đo lường nhiệt

Một số khái niệm cơ bản về đo lường; Đo nhiệt độ; Đo áp suất; Đo lưu lượng; Đo mức chất lỏng; Phân tích thành phần hỗn hợp; Đo độ ẩm.

Cơ sở kỹ thuật cháy

Nhiên liệu và sản phẩm cháy của nhiên liệu; Nhiệt động học quá trình cháy; Các quá trình vật lý cơ bản xảy ra trong quá trình cháy; Cơ sở nhiệt động hóa học; Quá trình bốc cháy nhiên liệu; Khí động học quá trình cháy; Thiết bị đốt nhiên liệu khí; Đốt nhiên liệu lỏng; Cháy nhiên liệu rắn; Các giải pháp giảm ô nhiễm khi đốt nhiên liệu.

Thiết bị trao đổi nhiệt

Thiết bị trao đổi nhiệt chỉ do truyền nhiệt; Thiết bị trao đổi nhiệt – Trao đổi chất; Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống nhiệt; Thiết bị trao đổi nhiệt dùng năng lượng mặt trời; Tính sức bền thiết bị trao đổi nhiệt.

Cơ sở lý thuyết điều chỉnh tự động quá trình nhiệt

Mở đầu; Cơ sở phân tích hệ thống điều khiển tự động; Các khâu và sơ đồ cấu trúc hệ thống; Đối tượng điều khiển và các luật điều chỉnh cơ bản; Tính chất ổn định của hệ tuyến tính; Chất lượng điều chỉnh; Tổng hợp hệ thống điều khiển tự động; Điều khiển bền vững.

Dung sai lắp ghép 

Những khái niệm cơ bản về dung sai và lắp ghép; Sai số gia công các thông số hình học chi tiết máy; Sai số hình dạng và vị trí tương quan của các chi tiết máy; Tiêu chuẩn về dung sai kích thước chi tiết và quy định về lắp ghép; Dung sai lắp ghép ren và truyền động bánh răng; Chuỗi kích thước và ghi kích thước cho bản vẽ chi tiết máy; Cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ đo thông dụng.

Đồ án chi tiết máy 

Thực hiện đồ án thiết kế theo đề bài cụ thể do khoa và giảng viên hướng dẫn.

Thiết bị điện   

Cơ sở lý thuyết khí cụ điện; Khí cụ điện hạ áp; Khí cụ điện cao áp; Máy biến áp điện lực; Máy điện không đồng bộ; Máy điện đồng bộ; Máy điện một chiều; Tính toán lựa chọn và sử dụng thiết bị điện; An toàn điện.

Vật liệu Nhiệt – Lạnh  

Vật liệu chịu lửa; Vật liệu cách nhiệt; Vữa và bê tông chịu lửa; Vật liệu kim loại; Vật liệu chế tạo máy và thiết bị; Vật liệu cách nhiệt lạnh; Vật liệu hút ẩm; Dầu bôi trơn; Vật liệu Compozit.

Kỹ thuật môi trường và an toàn        

Các khái niệm cơ bản; Kỹ thuật bảo vệ môi trường không khí; Kỹ thuật bảo vệ môi trường nước; Kỹ thuật bảo vệ môi trường đất; Kỹ thuật xử lý rác thải; Kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị áp lực; Kỹ thuật an toàn điện.

Lò hơi và mạng nhiệt 

Lò hơi và cân bằng nhiệt của lò; Buồng lửa và quá trình cháy trong buồng lửa; Các bề mặt truyền nhiệt của lò hơi; Tính nhiệt và tính sức bền thiết bị lò hơi; Chế độ nước và hơi của lò; Hệ thống trang, thiết bị phụ của lò hơi; Hệ thống cung cấp nhiệt; Tính toán thủy lực mạng nhiệt; Chế độ thủy lực của mạng nhiệt; Trang thiết bị của mạng nhiệt.

Kỹ thuật sấy   

Vật liệu ẩm; Tác nhân sấy; Sự truyền nhiệt và truyền chất trong quá trình sấy; Động học quá trình sấy; Các phương pháp xác định thời gian sấy; Cơ sở thiết kế hệ thống sấy; Tính toán nhiệt thiết bị sấy.

Kỹ thuật lạnh

Mở đầu; các phương pháp làm lạnh; Moi chất và chất tải lạnh; Máy nén của máy lạnh; Chu trình máy nén hơi một cấp; Chu trình máy lạnh hai và nhiều cấp; Thiết bị ngưng tụ của hệ thống lạnh; Thiết bị bốc hơi của hệ thống lạnh; Van tiết lưu và các thiết bị phụ; Máy lạnh hấp thụ, máy lạnh không khí và máy lạnh Ejecto.

Kỹ thuật điều hòa không khí 

Một số vấn đề chung về kỹ thuật điều hòa không khí; Phân loại hệ thống điều hòa không khí; Máy lạnh có máy nén hơi; Không khí ẩm và các quá trình nhiệt động cơ bản của không khí ẩm trong kỹ thuật điều hòa không khí; Các thiết bị trao đổi nhiệt giữa nước và không khí; Tính toán phụ tải của không gian cần điều hòa không khí; Một số vấn đề cơ bản về cơ học chất lưu; Thiết kế đường ống dẫn không khí; Thiết kế đường ống dẫn nước; Phân phối không khí.

Bơm quạt máy nén     

Nguyên lý hoạt động của bơm, quạt, máy nén; Bơm và ứng dụng; Quạt gió; Máy nén.

Tự động hóa quá trình nhiệt-lạnh     

Mở đầu; Các thông số đặc trưng của quá trình nhiệt – lạnh; Cơ cấu chấp hành; Bộ điều khiển; Tính toán thiết kế hệ thống điều khiển tự động; Hệ tự động hóa và điều khiển tích hợp.

Kinh tế năng lượng    

Các khái niệm cơ bản; năng lượng và tăng trưởng kinh tế; Doanh nghiệp năng lượng và môi trường hoạt động của doanh nghiệp; Các vấn đề về giá năng lượng; Các vấn đề về tài chính trong doanh nghiệp năng lượng; Những vấn đề cơ bản về đầu tư và phân tích đánh giá các dự án đầu tư trong ngành năng lượng.

Anh văn chuyên ngành 

Overview; Heat engineering fundamentals; Refrigeration systems; Equipment; Control and measurement; Drying technology; Solar energy.