QUẢN LÝ KINH DOANH ĐIỆN

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Kiến thức về các hệ thống đo đếm điện năng, các thiết bị điện;

+ Kiến thức về cung cấp điện và an toàn điện;

+ Kiến thức về giao tiếp cơ bản và giao tiếp khách hàng, kỹ năng tin học và văn phòng;

+ Kiến thức về thống kê ứng dụng, kế toán, tài chính và dự báo trong kinh doanh điện năng;

+ Kiến thức cơ bản về Kinh doanh điện năng: Xử lý yêu cầu cung cấp điện;

+ Quản lý hệ thống đo đếm điện năng; Lập và ký kết hợp đồng mua bán điện; Quản lý hợp đồng mua bán điện;

+ Qui trình ghi chỉ số công tơ và xử lý các vấn đề liên quan; Lập và quản lý hoá đơn tiền điện;

+ Thu và theo dõi nợ tiền điện;

+ Giao tiếp và chăm sóc khách hàng.

+ Các kiến thức về Kinh doanh điện năng: Khảo sát thị trường kinh doanh điện;

+ Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện (nâng cao);

+ Áp giá và kiểm soát giá bán điện (nâng cao);

+ Lập báo cáo kinh doanh điện năng;

+ Phân tích, tổng hợp tình hình kinh doanh điện năng.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc hiểu bản vẽ điện và thực hiện một số kỹ năng cơ bản về điện;

+ Đánh giá phụ tải hệ thống;

+ Giao tiếp khách hàng và nghiệp vụ văn thư;

+ Tin học văn phòng;

+ Ứng dụng luật pháp trong qui trình kinh doanh điện năng;

+ Phân tích các thông tin kế toán kinh doanh điện;

+ Xử lý toàn bộ các nhiệm vụ trong hệ thống qui trình kinh doanh điện năng;

+ Phân tích tổng hợp, đánh giá hiệu quả công tác kinh doanh điện năng;

+ Tổ chức và lập kế hoạch làm việc cho một đơn vị;

+ Hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cho đồng nghiệp.

3- Cơ hội việc làm

Tốt nghiệp cao đẳng nghề người học có thể làm việc ở các vị trí thực hiện hoặc liên quan trực tiếp đến công việc quản lý kinh doanh điện ở các đơn vị điện lực hoặc các đơn vị kinh doanh điện tương đương.

Các vị trí điển hình:

– Trưởng, phó phòng kinh doanh;

– Tổ trưởng các tổ tổng hợp, tổ thu, tổ áp giá, tổ hoá đơn.

– Nhân viên:

+ Giao dịch và quản lý khách hàng;

+ Tổng hợp;

+ Quản lý biên bản, quyết toán công tơ;

+ Tổng hợp và phúc tra công tơ;

+ Thu ngân viên, chấm xoá nợ;

+ Quản lý giao nhận hoá đơn, phân tích số thu;

+ Áp giá, tổng hợp áp giá;

+ Kiểm tra hoá đơn, chấm xoá nợ tư gia;

+ Kiểm tra giao nhận hoá đơn cơ quan, tư gia.

4- Các môn học chính

– Vẽ điện

– Kinh tế học

– Pháp luật chuyên ngành

– Thống kê ứng dụng

– Cơ sở quản lý tài chính

– Kế toán đại cương

– Tin học văn phòng

– Kỹ năng giao tiếp cơ bản

– Kỹ thuật an toàn điện

– Cơ sở kỹ thuật điện

– Thiết bị điện

– Cung cấp điện

– Đo lường điện

– Kỹ năng văn phòng cơ bản

– Kế toán doanh nghiệp kinh doanh điện

– Thực hành kế toán

– Dự báo trong kinh doanh điện năng

– Khảo sát thị trường kinh doanh điện

– Xử lý yêu cầu cung cấp điện

– Ký kết hợp đồng mua bán điện

– Quản lý hợp đồng mua bán điện

– Quản lý hệ thống đo đếm điện

– Quy trình ghi chỉ số công tơ và xử lý các vấn đề liên quan

– Lập và quản lý hóa đơn tiền điện

– Thu và theo dõi nợ tiền điện

– Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện

– Áp giá và kiểm soát giá bán điện

– Giao tiếp và chăm sóc khách hàng

– Lập báo cáo kinh doanh điện năng

– Phân tích và tổng hợp tình hình kinh doanh điện năng

– Thực tập điện cơ bản

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Kiến thức về các hệ thống đo đếm điện năng, các thiết bị điện;

+ Kiến thức về cung cấp điện và an toàn điện;

+ Kiến thức về giao tiếp cơ bản và giao tiếp khách hàng, kỹ năng tin học và văn phòng;

+ Nắm được các kiến thức về các qui trình cơ bản nhất của bộ qui trình kinh doanh điện năng:

+ Xử lý yêu cầu cung cấp điện;

+ Quản lý hệ thống đo đếm điện năng; Lập và ký kết hợp đồng mua bán điện; Quản lý hợp đồng mua bán điện;

+ Qui trình ghi chỉ số công tơ và xử lý các vấn đề liên quan;

+ Lập và quản lý hoá đơn tiền điện;

+ Thu và theo dõi nợ tiền điện;

+ Một số kiến thức cơ bản về Áp giá và kiểm soát giá bán điện và kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện;

+ Giao tiếp và chăm sóc khách hàng.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Đọc hiểu bản vẽ điện và thực hiện một số kỹ năng cơ bản về điện;

+ Giao tiếp khách hàng và nghiệp vụ văn thư;

+ Tin học văn phòng;

+ Ứng dụng luật pháp trong qui trình kinh doanh điện năng;

+ Xử lý các nhiệm vụ cơ bản trong hệ thống qui trình kinh doanh điện năng.

3- Cơ hội việc làm:

Tốt nghiệp trung cấp nghề người học có thể làm việc ở các vị trí thực hiện hoặc liên quan trực tiếp đến công việc quản lý kinh doanh điện ở các đơn vị điện lực hoặc các đơn vị kinh doanh điện tương đương;

Các vị trí điển hình:

+ Nhân viên:

+ Giao dịch và quản lý khách hàng;

+ Tổng hợp;

+ Quản lý biên bản, quyết toán công tơ;

+ Tổng hợp và phúc tra công tơ;

+ Thu ngân viên, chấm xoá nợ;

+ Quản lý giao nhận hoá đơn, phân tích số thu;

+ Kiểm tra hoá đơn, chấm xoá nợ tư gia;

+ Kiểm tra giao nhận hoá đơn cơ quan, tư gia.

4- Các môn học chính:

– Vẽ điện

– Pháp luật chuyên ngành

– Tin học văn phòng

– Kỹ năng giao tiếp cơ bản

– Kỹ thuật an toàn điện

– Cơ sở kỹ thuật điện

– Thiết bị điện

– Cung cấp điện

– Đo lường điện

– Kỹ năng văn phòng cơ bản

– Xử lý yêu cầu cung cấp điện

– Ký kết hợp đồng mua bán điện

– Quản lý hợp đồng mua bán điện

– Quản lý hệ thống đo đếm

– Quy trình ghi chỉ số công tơ và xử lý các vấn đề liên quan

– Lập và quản lý hóa đơn tiền điện

– Thu và theo dõi nợ tiền điện

– Kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện

– Áp giá và kiểm soát giá bán điện

– Giao tiếp và chăm sóc khách hàng

– Thực tập điện cơ bản